Mua bán & Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam

Nội dung bài viết

(SBLaw) Mặc dù đã có những bước tiến khá dài, nhưng hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều thách thức, trở ngại trong phát triển. Ở Việt Nam, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) mới được quan tâm kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, và trở nên sôi động hơn.

M&A tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Nếu năm 2005 chỉ có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la Mỹ, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu đô la Mỹ và riêng trong sáu tháng đầu năm 2007, số vụ M&A đã tăng lên là 46 vụ, đạt tổng giá trị là 626 triệu đô la Mỹ (gấp đôi so với cả năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006). Các giao dịch M&A đã tăng trưởng một cách đáng kể trong những năm gần đây như một kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. 2012 là năm đánh dấu nhiều giao dịch M&A lớn tại Việt Nam như: Ngân hàng Tokyo mua lại cổ phần của Vietinbank (743 triệu USD); nhà đầu tư Pháp mua lại Oil Field Block 15-2 (615 triệu USD); Perenco chi 397 triệu USD mua Oil Field Block 15-1; Sumitomo mua lại 15% cổ phần của tập đoàn Bảo Việt (340 triệu USD); Perenco mua lại cổ phần của Nam Côn Sơn (287.3 triệu USD); nhà đầu tư Thái mua lại cổ phần của Prime Group (240 triệu USD); Xi măng Thăng Long (230 triệu USD); British group mua lại cổ phần Soco Việt Nam (95 triệu USD)….

Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thiết lập văn bản luật riêng và chi tiết cho M&A. Theo đó, các quy định về M&A hiện nay chỉ được tìm thấy trong các văn bản pháp luật, bao gồm Luât Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật cạnh tranh, các luật về kinh doanh và các cam kết quốc tế.

Có một vài vấn đề về mặt pháp lý mà các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là bên mua, nên chú ý:

  • Giới hạn sở hữu vốn nước ngoài bao gồm hạn chế thâm nhập thị trường (như mức 49% đối với công ty đại chúng, hạn chế vốn nước ngoài trong ngân hàng thương mại, hạn chế thâm nhập thị trường trong lĩnh vực du lịch, lữ hành…);
  • Các thủ tục pháp lý khác nhau áp dụng cho các loại hình khác nhau cảu các loại hình doanh nghiệp như (công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác với công ty trong nước, công ty nhà nước khác với công ty tư nhân, mua cổ phần vốn nhà nước khác với cổ phần tư nhân…);
  • Sự giải thích và thực hiện khác nhau của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các hiệp ước quốc tế, như cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO;
  • Mặc dù các rào cản về pháp lý và quản trị cùng với sự thiếu ổn định của nền kinh tế vĩ mô và thiếu minh bạch của thị trường là điều đáng lo ngại với các nhà đầu tư, M&A tại Việt Nam vẫn được kỳ vọng là chìa khóa mở ra kênh đầu tư hiệu quả. Xu hướng chủ đạo của M&A ở Việt Nam đã được dự đoán trước, bao gồm tái cấu trúc ngân hàng, mua bán và chống thâu tóm, sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam và sự cải cách của các doanh nghiệp Nhà nước.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan