Làm sao để chấm dứt hoạt động đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi ở Hà Nội. Hơn 1 năm trước tôi có mở một phòng trà dạng cho thuê. Khoảng thời gian đó, tôi mắc bệnh trầm cảm. Vì không còn khả năng đảm nhiệm một mình nên tôi có kinh doanh chung với một người bạn và tôi là người đứng tên. Sau đó, tôi quyết định dừng lại việc kinh doanh để lo cho sức khỏe. Hiện tại, sức khỏe tôi đã ổn định nên muốn giải quyết toàn bộ khúc mắc về vấn đề kinh doanh phòng trà. Hiện nay, nhờ việc liên hệ với những ngân hàng cho tài khoản ngân hàng cá nhân. Tôi mới biết được là mình từng ký để đứng tên kinh doanh phòng trà (bởi lúc đó sức khỏe quá yếu nên tôi cũng không nhớ gì nhiều). Hiện tại, thì phòng trà đó vẫn hoạt động dưới giấy phép của tôi (nhưng người chủ cho thuê đã cầm giấy phép kinh doanh). Vậy cho tôi xin phép tư vấn là giờ tôi có bị bất lợi gì không nếu chuyện kinh doanh dưới tên tôi vẫn tiếp tục hoạt động? Và nếu tôi muốn chấm dứt việc kinh doanh dưới giấy phép của tôi thì tôi phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để biết quy định của pháp luật về các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh, bạn cần nắm được hình thức kinh doanh phòng trà thuộc loại hình kinh doanh nào:

Các loại hình kinh doanh có thể chia làm 3 nhóm:

+ Doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

+ Hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

+ Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ.

Theo sự phân chia này có thể căn cứ theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Do đó loại hình kinh doanh phòng trà thuộc loại hình Hộ kinh doanh cho nên các hoạt động đăng ký hay chấm dứt kinh doanh phải tuân thủ quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này.

Về những bất lợi mà bạn có thể gặp phải khi người khác sử dụng giấy phép của bạn để thực hiện việc kinh doanh có thể trong trương hợp người đang quản lý phòng trà sử dụng giấy phép của bạn để kinh doanh mà không thực hiện việc trả nợ thuế, hay nghĩa vụ tài chính khác thì bạn là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính đó, ngoài ra điều đó còn gây khó khăn cho bạn khi bạn làm việc với cơ quan hành chính nhà nước về các vấn đề liên quan đến chính bạn.

Việc bạn muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới giấy phép kinh doanh của bạn được quy định cụ thể tại Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh:

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện”.

Như vậy, để chấm dứt hoạt động kinh doanh bạn cần phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan nơi đăng ký và thực hiện đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính chư thực hiện. Tuy nhiên do bạn không giữ giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì bạn không thể nào làm được thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, do đó bạn có thể thỏa thuận với người đang giữ giấy phép của bạn để lấy lại giấy phép và chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan