Không chuyển BHYT theo nơi ở mới, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Nội dung bài viết

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho người dân khi tham gia BHYT, đồng thời giải đáp những vướng mắc trong quá trình tham gia BHYT, Cổng Thông tin điện Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Nội dung câu hỏi:

1. Bà Mai Thúy (Hà Nội) hỏi: Bố tôi bị tai nạn cách đây 3 tháng, đã cùng chi trả BHYT với tổng số tiền hơn 6 tháng lương cơ bản, nay tôi muốn làm giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm cho bố tôi thì thủ tục cấp giấy này như thế nào?

2. Bà Lê Hương đăng ký tham gia BHYT tại TP. Đà Nẵng. Nay bà chuyển vào TPHCM nhưng vẫn đóng BHYT theo công ty tại TP. Đà Nẵng. Bà Hương hỏi, khi đi khám, chữa bệnh tại TPHCM mà không có giấy chuyển viện và giấy giới thiệu tại TP. Đà Nẵng thì bà có được hưởng BHYT không?

3. Ông Vũ Bình Long (Hà Giang) là thương binh loại A, hạng 4/4. Ông Long hỏi, ông có được hưởng BHYT mã CC dành cho người có công hay không?

4. BHYT của ông Nguyễn Minh Phong (Trà Vinh) đã hết hạn và ông không còn làm việc tại doanh nghiệp. Ông Phong hỏi, ông có được đổi sang BHYT đối với người dân tộc không?

5. Học sinh Nguyễn Hoàng (Thừa Thiên-Huế) có đóng BHYT ở trường, BHYT có thời hạn đến ngày 31/5/2019, vậy học sinh muốn gia hạn tiếp tục BHYT thì làm thế nào?

6. Bà Thu Phương (TPHCM) đăng ký thẻ BHYT tự nguyện tại bệnh viện tư nhân. Khi khám BHYT tại bệnh viện đó bà Phương thấy trong hóa đơn BHYT đã thanh toán chi phí chụp X-quang,tiền thuốc, công khám, xét nghiệm sinh hóa, huyết là 80%, và bà chỉ đóng 20%.

Tuy nhiên bệnh viện lại thu thêm của bà khoản phí quản lý dịch vụ y tế là 82.250đ. Bà Phương thắc mắc về khoản thu này vì khi bà khám BHYT tại bệnh viện thuộc Nhà nước thì không bị thu thêm phí quản lý y tế.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan