Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê

Nội dung bài viết

Ngày 11 tháng 11 năm 2011 đã trở thành một ngày đáng ghi nhớ, một mốc mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Chile – Hai nước ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương.

FTA Việt Nam – Chile có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập không chỉ thị trường Chile mà còn lan tỏa ra cả khu vực Mỹ Latinh cũng như hàng hóa Chile thâm nhập thị trường Việt Nam và ASEAN.

Sau gần 3 năm đàm phán, ngày 11 tahnsg 11 năm 2011 tại Hawai (Mỹ), bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống cộng hòa Chile sebastian Pinera, FTA Việt Nam – Chile đã được ký kết.

Theo Hiệp định này, Chile cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007) trong thời gian không quá 10 năm.

Trong đó, 83,54% số dòng thuế (chiếm 81,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) sẽ được hưởng thuế 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Danh mục này đã bao gồm những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Chile như: thủy sản, cà phê, chè đen, dầu thô, rau quả tươi và chế biến, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh và chế biến, một số mã hàng dệt may, giầy dép…

Bước khởi đầu trên con đường chinh phục thị trường: Trước đây, khi chưa có hiệp định thương mại tự do, hàng hóa của Viêt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào Chile (trung bình là 6%) và hàng hóa của Chile nhập khẩu vào Việt Nam còn phải chịu thuế suất cao, xong kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã liên tục tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới trong mấy năm vừa qua, từ mức 157 triệu USD năm 2007 lên 473 triệu USD năm 2011.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile hiện nay chủ yếu là giày dép và quần áo, chiếm khoảng 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile (số liệu năm 2011). Danh mục xuất khẩu của Việt Nam sang Chile hiện có tới trên 40 mặt hàng. Tuy nhiên, trừ giầy dép và quần áo ra, giá trị kim ngạch của các nhóm hàng khác còn rất nhỏ, chỉ từ vài nghìn đến trên trăm nghìn USD/năm và chỉ chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Chile.

Kim ngạch xuất khẩu của Chile sang Việt Nam năm 2011 đạt 335,7 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Chile và 0,31% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Chile sang Việt Nam gồm: đồng và quặng đồng và các khoảng sản khác (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Chile sang Việt Nam); gỗ thông và bột giấy; bột cá; hoa quả tươi; cá hồi; rượu vang. Các mặt hàng xuất khẩu của Chile vào thị trường Việt Nam tăng trung bình 37%/năm trong vòng 5 năm qua.Riêng rượu vang của Chile đã có thị phần lớn thứ hai tại thị trường Việt Nam (sau rượu vang Pháp).

Trong bối cảnh Chile đã ký 23 hiệp định thương mại tự do và ưu đãi thương mại với trên 60 đối tác thương mại và khoảng 93% kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới của Chile là với các đối tác mà Chile ký những hiệp định trên trong đó có những nước cạnh tranh chính với Việt Nam tại Chile như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… thì việc trên 40 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở thị trường Chile là một sự cố gắng lớn, thể hiện khả năng cạnh tranh của các mặt hàng này.

Do phải chịu thuế nhập khẩu 6% dẫn đến giá bán lẻ hàng Việt Nam tại Chile đắt hơn và khó tiêu thụ hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được miễn thuế nhập khẩu. Tương tự như vậy, một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Chile cũng chưa thâm nhập được mạnh vào Việt Nam do còn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao. Các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Chilê và Pêru thanh gia.

Khi các hiệp định này có hiệu lực, hàng hóa của Việt Nam và các nước sẽ có khả năng cạnh tranh tại thị trường của bên kia tốt hơn so với trước đây, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới giữa doanh nghiệp hai bên.

Tuy nhiên, việc đưa thuế nhập khẩu về mức thấp nhất đồng nghĩa với việc hàng hóa nhập từ các nước về Việt Nam ngày càng nhiều và khi đó các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng thích dùng hàng ngoại nhiều hơn. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh nhiều hơn nhất là các doanh nghiệp trong ngành ôtô, thực phẩm, đường, ngân hàng, phân phối, viễn thong và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn ít.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan