EVN KHÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG

Nội dung bài viết

Liên quan đến việc điều chỉnh tập đoàn điện lực Việt Nam, Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính của tập đoàn điện lực Việt Nam.

Về việc huy động vốn, một điều đáng chú ý liên quan đến huy động vốn là theo thông tư này, EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính. Cũng như các tổ chức khác, EVN được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn của EVN và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ mà EVN đã cam kết. Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả (bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con của EVN) trên vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn không vượt quá 3 lần. Ngoài ra, cũng theo thông tư này vốn của EVN được xác định là bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại EVN, vốn do EVN tự huy động và các loại vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của EVN được ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và vốn này cũng được điều chỉnh tăng trong quá trình kinh doanh, trình tự và thủ tục điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ của EVN gồm: quỹ đầu tư phát triển, từ nguồn tiếp nhận tài sản, tăng vốn chủ sở hữu tại EVN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các nguồn vốn bổ sung khác.

Về vấn đề đưa vốn ra ngoài EVN, EVN được quyền sử dụng vốn của mình để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt động của EVN. Việc đầu tư này cũng phải đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật và đảm bảo tính hiệu quả. EVN không được nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN (doanh nghiệp cấp II) hay từ các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III).

Về quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, theo quy định tại thông tư này, EVN có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của EVN theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định. Hội đồng thành viên EVN quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, cầm cố, thế chấp nhưng giá tri còn lại của tài sản không vượt mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của luật đầu tư công. Trường hợp vượt quá mức quy định tại điểm này, Hội đồng thành viên EVN có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về việc thuê tài sản hoạt động, EVN được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức thuê tài chính) để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của EVN và đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/04/2017.

Tải văn bản tại đây: Nghị định số 10/2017/NĐ-CP

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan