Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.

Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.

Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.

-Mới đầu năm, xơ sợi Việt Nam lại dính kiện chống bán phá giá tại Ấn Độ. Ông có đánh giá như thế nào về động thái này, thưa ông?

Cáo buộc của Hiệp hội sản xuất sợi nhân tạo Ấn Độ cho rằng, sản phẩm sợi VSY nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam bán phá giá vào Ấn Độ là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ, thể hiện ở khâu sản xuất, bán hàng và lợi nhuận, doanh thu, dòng tiền,... Do đó, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Việt Nam bị kiện chống bán phá giá mặt hàng xơ sợi. Trước đó theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì trong 10 năm qua, sợi xuất khẩu là mặt hàng bị kiện nhiều thứ 2 chỉ sau mặt hàng thép.

Từ tháng 09/2019, Bộ Công Thương đã đưa ra danh sách cảnh bảo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Theo danh sách này, xơ sợi Việt Nam được đưa vào diện cảnh báo ở mức 2. Điều này cho thấy các thị trường nhập khẩu nước ngoài đang có biện pháp mạnh để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đặc biệt xơ sợi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta cũng đang dần là đối tượng bị nhắm đến trong cuộc cạnh tranh thương mại.

kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung bùng nổ thì việc xuất khẩu mặt hàng này đang dần trở nên khó khăn hơn

Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung bùng nổ thì việc xuất khẩu mặt hàng này đang dần trở nên khó khăn hơn

-Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường sơ sợi Việt Nam?

Xơ sợi là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, thế nhưng kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung bùng nổ thì việc xuất khẩu mặt hàng này đang dần trở nên khó khăn hơn. Việc bị liệt vào các vụ kiện chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ xơ sợi tại thị trường nước ngoài, bởi một thực tế là ngay khi biết tin một mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá thì các nước nhập khẩu đã bắt đầu lo ngại về mức thuế bổ sung cao, khiến giá hàng hóa bị độn lên nên họ đã bắt đầu đi tìm nguồn cung mới.

Bên cạnh đó, chính doanh nghiệp sản xuất sợi cũng bị ảnh hưởng nặng bởi phải bỏ ra các chi phí lớn như chi phí thuê luật sư, tham gia các phiên điều trần,… Ngay cả khi bỏ ra thời gian và chi phí lớn như vậy, họ cũng chưa chắc thắng kiện, dẫn đến việc bị áp mức thuế chống bán phá giá cao gây khó khăn khi cạnh tranh với các thị trường khác. Các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào từ đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề chứ không chỉ riêng một mặt hàng bị đánh thuế. Việc các mặt hàng này bị ép bán với giá rẻ cũng là một viễn cảnh không xa.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý mặt hàng sợi bị dính kiện chống bán phá giá lần này là sợi staple -mới chỉ là một trong các nhóm mã sợi chứ chưa phải toàn bộ xơ sợi tại Việt Nam.

Vậy nên các doanh nghiệp kinh doanh nhóm mã sợi khác cũng cần lưu ý và hết sức cẩn thận khi xuất khẩu nhóm này sang thị trường khác.

-Thời gian gần đây, liên tục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị khởi xướng điều tra chống phá giá. Về phía các doanh nghiệp thì cần có sự thay đổi nào trong việc sử dụng cũng như ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời gian tới, thưa ông?

Tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều. Các nước sử dụng những biện pháp đó như một công cụ hợp pháp để bảo hộ sản xuất trong nước.

Do đó, về phía doanh nghiệp khi ngành hàng của mình bị kiện phòng vệ, doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin, với các cơ quan chức năng.

Song song với đó, doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm thị trường thay thế, chủ động thị trường xuất khẩu để tránh rủi ro hàng hóa tại nước bị xuất khẩu bị áp thuế ở mức cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam phải chuẩn bị kỹ lưỡng các sổ sách kế toán, tài chính, các hợp đồng mua bán và các hồ sơ chứng từ khác có liên quan phù hợp với yêu cầu của cơ quan chức năng bên nước nhập khẩu.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả một số nước tại ASEAN, chấp nhận chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), nên doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên chủ động chuẩn bị các sổ sách báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể cung cấp các thông tin cho cơ quan điều tra một cách đầy đủ và nhanh nhất.

-Thực ra, chúng ta không thể tránh được các vụ kiện phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được các vụ kiện phòng vệ, thưa ông?

Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Thật ra, các FTA thế hệ mới của Việt Nam về cơ bản đều xây dựng cơ chế phòng vệ thương mại trên cơ sở các quy định của WTO. Để giảm thiểu những tác động tích cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam nên thực hiện các chính sách để giúp các ngành sản xuất đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu của mình, để tránh sự phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường nào đó.

Đồng thời, Chính phủ nên xây dựng các chuẩn mực kế toán trong nước theo các chuẩn mực quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thấy việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của nước ngoài là không phù hợp với các quy định của WTO và FTA thế hệ mới, Việt Nam nên chủ động sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoặc của FTA thế hệ mới đó để bảo vệ cho quyền lợi của ngành sản xuất ở trong nước.

Nguồn: https://enternews.vn/canh-bao-phong-ve-thuong-mai-165489.html