Doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động, nay muốn giải thế phải làm sao?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Chung, ở Hà Nội. Tôi có thành lập một công ty nhưng chưa có một hoạt động nào cả ngoà iviệc có mã số thuế ra, chưa in hóa đơn thuế. Tuy nhiên hiện nay tôi muốn đóng công ty này lại, tôi phải làm gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn là doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa thực hiện hoạt động nào cả. Tuy vậy, việc thực hiện giải thể vẫn phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định của pháp luật như các trường hợp khác.

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn cần thực hiện việc làm quyết định giải thể doanh nghiệp. Trong quyết định ghi rõ:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; (ghi: DN chưa phát sinh hoạt động mua bán)

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm có:

- Quyết định giải thể doanh nghiệp;

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;

- Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;

- Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

- Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên, bạn nộp hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ. Cán bộ sẽ thực hiện các công việc như đã nêu ở bước 1.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan