Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Hùng. Tôi xin hỏi, khi nào thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp dụng biện pháp tự vệ?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 92 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ như sau:

“1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.

Như vậy, căn cứ vào Luật quản lý ngoại thương 2017 thì áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam khi:

- Nhập khẩu quá mức khi khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;

- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu quá mức khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu và ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng.

Mua bán sát nhập doanh nghiệp Trong chương trình Hộp tin Việt Nam, Kênh thông tin Kinh tế VTC8, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SB Law cùng với các chuyên gia M&A đã có buổi trao đổi về quy trình tư vấn một vụ M&A. Cũng trong buổi phỏng vấn, luật sư Nguyễn Thanh hà nhẫn mạnh tới vấn đề doanh nghiệp cần làm báo cáo thẩm tra pháp lý (Due Diligence) để biết được tình trạng thực sự của doanh nghiệp mà họ muốn mua, lường trước các rủi ro và soạn thảo được một hợp đồng mua bán và sáp nhập chặt chẽ, hạn chế rủi ro...chi tiết xem tại:\

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan