Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp là gì?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Hoa ở Hà Nội. Xin hỏi, hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam bị áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khi nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 86 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp:

“1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3.Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.”

Căn cứ vào quy định của pháp luật thì điều kiện để áp dụng biện pháp chống trợ cấp là:

- Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định của pháp luật và mức trợ cấp được xác định cụ thể (trừ trường hợp trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam)

- Ngành sản xuất bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành trong nước;

- Khi tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa trợ cấp và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Trong chuyên mục Luật sư của bạn kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho khán giả truyền hình về điều kiện kinh doanh rượu tại Việt Nam.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan