Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế ( tại nước ngoài)

Nội dung bài viết

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là quá trình mà người đứng ra làm chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Mục tiêu là xin phê duyệt và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của họ, nhằm bảo vệ chống lại việc sử dụng trái phép nhãn hiệu tại nước ngoài. SBLAW giới thiệu đến quý khách dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế ( tại nước ngoài)

Các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một nhu cầu tất yếu.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một quốc gia, các doanh nghiệp cũng rất cần quan tâm tới việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu vào thị trường đó.

Hiện tại, có 2 hình thức đăng ký thương hiêu, nhãn hiệu ra quốc tế, đó là đăng ký trực tiếp tại các quốc gia và đăng ký thông qua hệ thống Madrid. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể lựa chọn hình thức đăng ký thông qua các tổ chức sở hữu trí tuệ khu vực như đăng ký qua OHIM.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nước ngoài

Cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài

Có một số lựa chọn cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài:

  • Chủ đơn có thể nộp đơn trực tiếp tại quốc gia mà họ muốn đăng ký nhãn hiệu.
  • Sử dụng hệ thống Madrid để đăng ký nhãn hiệu quốc tế nếu quốc gia đó cũng tham gia vào hệ thống này.
  • Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo vùng lãnh thổ cụ thể.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế ( nước ngoài)

Các lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm:

  • Khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế và bán hàng trên các trang thương mại điện tử của các quốc gia khác.
  • Đảm bảo độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia đăng ký, từ đó tránh việc xâm phạm quyền sử dụng nhãn hiệu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh tại quốc gia đó.
  • Có khả năng chuyển nhượng hoặc cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho bên thứ ba với thu phí sử dụng nhãn hiệu.
  • Bảo vệ nhãn hiệu khỏi việc bị chiếm đoạt tại thị trường nước ngoài và giảm chi phí xử lý tranh chấp liên quan đến chủ sở hữu nhãn hiệu ở các quốc gia đăng ký theo nguyên tắc “first-to-use”.

Cần lưu ý về quyền ưu tiên trong việc đăng ký nhãn hiệu

Một số quốc gia, ví dụ như Mỹ, tuân theo nguyên tắc “first-to-use” (người đầu tiên sử dụng) khi bảo vệ nhãn hiệu, nghĩa là quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại các nước này được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu, chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký trước như Việt Nam. Vì vậy, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia theo nguyên tắc “first-to-use,” chủ đơn cần chuẩn bị thêm các hồ sơ sau:

Chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu (Use-in-commerce).

  • Ý định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use).
  • Ý định sử dụng nhãn hiệu dựa trên việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration).
  • Ý định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại từng quốc gia riêng lẻ

Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại từng quốc gia riêng lẻ thường bao gồm các bước sau: Nộp đơn – Xét nghiệm hình thức đơn – Công bố đơn- Xét nghiệm nội dung – Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối.

  • Thời hạn xử lý đơn đăng ký thường dao động từ 12 tháng đến 24 tháng tại hầu hết các quốc gia.
  • Phân loại nhóm hàng hóa và dịch vụ dựa trên Bảng phân loại quốc tế Ni – xơ được sử dụng để xác định phạm vi đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Tuy nhiên, một số quốc gia như Myanmar chỉ cho phép đăng ký nhãn hiệu cho một nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, trong khi đa số các quốc gia khác cho phép đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ.
  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu thường kéo dài trong khoảng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần tại hầu hết các quốc gia.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại nước ngoài đòi hỏi tuân theo các quy định cụ thể của từng quốc gia, tuy nhiên, cơ bản hồ sơ cần bao gồm mẫu nhãn hiệu cần đăng ký, danh mục sản phẩm có nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), thông tin người nộp đơn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có), và giấy ủy quyền theo mẫu của SBLAW

Quy trình đăng ký nhãn hiệu bằng hệ thống Madrid
Quy trình đăng ký nhãn hiệu bằng hệ thống Madrid

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid

Dưới đây là bản giới thiệu việc đăng ký theo Nghị định Madrid của chúng tôi.

1. Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp muốn đăng ký dưới hình thức này, SBLaw khuyến khích Quý Công ty thực hiện các bước sau:

Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu: Việc làm này sẽ giúp Khách hàng tránh được rủi ro khi đơn đăng ký chỉ định bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.

2. Đăng ký nhãn hiệu

Dựa trên Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, SBLAW sẽ đại diện Khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế (WIPO).

Chỉ định các nước Khách hàng muốn chỉ định, ví dụ : Mỹ, Nhật Bản và EU.

3. Ngôn ngữ sử dụng :

Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

4. Thời gian cấp giấy chứng nhận

Thời gian để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid.

  • 30 ngày để Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam chuyển đơn lên văn phòng Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế (WIPO)
  • Trong vòng 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ lên văn phòng Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Tế, Quý công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước đã được chỉ định trong đơn (Trong trường hợp đơn đăng ký không có bất kỳ thiếu sót hoặc bị từ chối bảo hộ).

5. Tài liệu cần cung cấp

Nếu Khách hàng thực sự quan tâm và mong muốn được hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại các nước theo Nghị định thư, Khách hàng tiến hành chuẩn bị và cung cấp cho SBLaw các tài liệu sau đây để chúng tôi lập thành bộ hồ sơ tra cứu và đăng ký nhãn hiệu:

  • Mẫu nhãn hiệu (Quý khách hàng có thể gửi bằng file mềm).
  • Danh sách chính xác các nước Quý khách hàng muốn bảo hộ nhãn hiệu
  • Giấy Ủy quyền theo mẫu của SBLaw soạn thảo. Quý khách hàng ký, đóng dấu, công chứng, hợp pháp hóa (nếu cần) và chuyển lại cho SBLaw 02 bản.
  • Danh Mục sản phẩm/danh mục cần đăng ký.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

SBLAW là một đại diện sở hữu công nghiệp, có mạng lưới đối tác tại 65 quốc gia trên thế giới, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu, nhãn hiệu ra nước ngoài với một mức phí hợp lý. Chúng tôi cam kết đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong việc đăng ký thương hiệu ra nước ngoài.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan