Đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm khác nhau thế nào?

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp hỏi:

Chúng tôi muốn thành lập công ty bảo hiểm, thực hiện hoạt động môi giới và đại lý, vậy SBLAW tư vấn về việc giống và khác nhau giữa các mô hình kinh doanh này?

Trả lời:

Về vấn đề này, Công ty luật SBLAW trả lời như sau:

1. Sự khác nhau giữa môi giới và đại lý bảo hiểm.

Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Về cơ bản, Đại lý bảo hiểm chỉ hoạt động theo hợp đồng đại lý có ủy quyền của các hãng bảo hiểm, các hãng bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng. Còn Công ty môi giới bảo hiểm thì hoạt động môi giới bảo hiểm bằng tư cách của riêng mình và tự chịu trách nhiệm.

2/ Các yêu cầu:

Giữa 2 loại hình nêu trên, đương nhiên có rất nhiều sự khác biệt:

Đại lý bảo hiểm được thành lập theo thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông thường và không có yêu cầu về mức vốn.

Công ty môi giới bảo hiểm phải đăng ký thành lập với Bộ Tài Chính, phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, phải đáp ứng yêu cầu về mức vốn tối thiểu (4 tỷ đồng), đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm, học vấn, trình độ, lý lịch của chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông và các chức danh quản lý chủ chốt trong Công ty ...

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan