Có được mua nhà thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng?

Nội dung bài viết

Trong bài “Có được mua nhà thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng?” đăng trên báo Kinh tế & Đô thị, có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Kinhtedothi – “Vợ chồng tôi dự định mua căn nhà có diện tích 35m2 nhưng sổ đỏ chủ cũ đang thế chấp ngân hàng. Trong trường hợp này, thủ tục giải quyết thế nào? Tôi có được đứng tên sổ đỏ khi chuyển nhượng?” – Thanh Hiền, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

LS Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho biêt, Khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:“Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.

Như vậy, về nguyên tắc vợ chồng bạn có thể nhận chuyển nhượng căn nhà (đang thế chấp ở ngân hàng) và làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu được ngân hàng đồng ý.

Luật sư này phân tích việc chuyển nhượng có thể thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Được ngân hàng đồng ý cho chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất đang thế chấp để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng sẽ tiến hành giữa 3 bên: bên bán, bên mua và ngân hàng. Khoản tiền mua bán nhà sẽ được bên mua chuyển trực tiếp cho ngân hàng, cả gốc lẫn lãi của khoản vay. Ngân hàng sẽ trả lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho bên bán để bên bán giao cho bên mua.

Thông thường, khoản tiền trả cho ngân hàng là khoản tiền của bên mua ứng ra, vì vậy trước khi nộp tiền cho ngân hàng, việc ứng tiền trước giữa bên bán và bên mua cần phải được lập thành văn bản để phòng ngừa rủi ro. Trong văn bản này cần ghi rõ việc bên mua ứng tiền cho bên bán để bên bán trả nợ ngân hàng; bên bán có nghĩa vụ bàn giao ngay sổ đỏ cho bên mua khi được ngân hàng trả lại; quy định về việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu bên bán vi phạm.

Trường hợp thứ hai: Bên vay thay thế biện pháp bảo đảm hoặc đưa một tài sản khác vào bảo đảm.cho khoản vay và rút sổ đỏ ra để thực hiện giao dịch mua bán như bình thường.

Sau khi bên có nghĩa vụ được bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hoặc thay thế biện pháp bảo đảm,/tài sản bảo đảm như nêu trên, ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ và ra thông báo giải chấp và chủ sử dụng đất có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm).

Sau khi hoàn tất các thủ tục với ngân hàng, hai bên đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Người bán và người mua cần xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn của 2 vợ chồng (nếu đã kết hôn) hoặc nếu chưa kết hôn hay đã ly hôn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) và sổ đỏ của ngôi nhà sẽ chuyển nhượng.

Tiếp theo, vợ chồng bạn làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế cấp huyện nơi có bất động sản.

Nếu hồ sơ hoàn thiện, đúng và đầy đủ, trong khoảng thời hạn tối đa 30 ngày, vợ chồng bạn có thể nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên.

Nguồn: http://m.kinhtedothi.vn/co-duoc-mua-nha-the-chap-so-do-cho-ngan-hang-311924.html

Trong chương trình Góc nhìn thị trường phát trên kênh INFOTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã giới thiệu và cho chúng ta hiểu thêm về vấn đề thế chấp dự án tại Việt Nam hiện nay. Mời quý vị đón xem tại đây:

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan