Cần phải có quy định tiêu chí trang trại trong đô thị.

Nội dung bài viết

Trang trại trong đô thị đang trở thành một xu hướng ở nhiều thành phố. Vậy Nhà nước quy định thế nào về tiêu chí trang trại trong đô thị? Trang trại trong đô thị ở giữa khu dân cư nên việc sản xuất phải thực hiện theo những quy chuẩn nào để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?…

Phóng viên Trang trại Việt đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) xung quanh vấn đề này. Luật sư Hảo cho biết:

Nhiều người quan niệm trồng một vài hecta cây, hay nuôi vài ba trăm con lợn…thì gọi đó là trang trại. Tuy nhiên đó chỉ là cách gọi thông thường của người dân, còn để được coi là kinh tế trang trại theo quy định của pháp luật thì dù trang trại ở nông thôn hay trong đô thị cũng cần phải đáp ứng các điều kiện như quy mô, giá trị kinh tế thu được…theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNP. Theo đó, Điều 5 Thông tư này quy định: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

  1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
  2. a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
  3. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
  4. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
  5. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

Các bạn lưu ý: Tiêu chí xác định kinh tế trang trại không phải là bất biến mà được được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm. (Điều 6, Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT).

Bên cạnh đó, căn cứ vào tiêu chí cơ bản nêu trên, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, đất đai, nguồn lực… mà UBND cấp tỉnh có quy định tiêu chí kinh tế trang trại của địa phương mình.

Chỉ khi nào đáp ứng được những tiêu chí nêu trên thì cơ sở đó mới đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại. Đây chính là cơ sở để chủ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về đất đai, thuế, cho vay đầu tư…

Nhưng trong đô thị làm gì có nhiều đất, vậy Nhà nước có quy định riêng cho trang trại trong đô thị?

Hiện pháp luật chưa có quy định riêng về tiêu chí trang trại trong đô thị, cho nên để được công nhận là kinh tế trang trại thì dù ở đô thị hay nông thôn cũng đều phải đáp ứng những tiêu chí nêu trên.

Trên thực tế nhiều đô thị đã hình thành trang trại, nhưng quy định về mô hình này lại chưa có, điều này dẫn đến bất cập gì?

Bất cập chủ yếu là chủ trang trại trong đô thị không đáp ứng được những tiêu chí theo quy định chung nên không được hưởng chinh sánh ưu đãi về tín dụng của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa là 01 tỷ đồng. Tuy nhiên để được vay số tiền này với lãi suất ưu đãi thì chủ trang trại phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Mà muốn được cấp Giây chứng nhận kinh tế trang trại thì phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên.

Ảnh hưởng môi trường trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Trang trại trong đô thị gần khu dân nên việc bảo vệ môi trường lại càng quan trọng hơn. Pháp luật quy định có quy định gì đặc biệt đối với mô hình trang trại trong đô thị?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định riêng về công tác bảo vệ môi trường đối với trang trại trong đô thị mà viecj bảo vệ môi trường vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 69, Luật bảo vệ môi trường. Theo đó:

  • Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan; hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Phân bón, sản phẩmxử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
  • Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu: Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Cụ thể hóa quy định này, Bộ NNN&PTNT hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi. Tương ứng với mỗi loại vật nuôi thì có quy chuẩn khác nhau. Ví dụ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn (QCVN 01 – 14: 2010/BNNPTNT) với các quy định cụ thể về: vị trí, địa điểm xây dựng trang trại; vệ sinh thú y; xử lý chất thải và bảo vệ môi trường…trong đó quy định: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km. Hoặc đối với trang trại chăn nuôi gia cầm (QCVN 01 – 15: 2010/BNNPTNT) phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m…

Cho dù thực hiện tốt những quy định nêu trên, nhưng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phát tán ra môi trường, ảnh hưởng đến đến người dân trong khu dân cư là điều không tránh khỏi. Quan điểm của luật sư thế nào?

Không chỉ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phát tán độc hại ảnh hưởng đến khu dân cư mà ngay cả vấn đề xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi đối với trang trại trong đô thị sẽ là rất khó khăn, cho dù các chủ trang trại có thực hiện đúng những quy định về bảo vệ môi trường thì cũng không thể ngăn ngừa được hết những ảnh hưởng đến khu dân cư.

Vậy phải làm thế nào để vừa phát triển được trang trại trong đô thị, vừa đảm bảo được an toàn sức khỏe của người dân trong khu dân cư?

Phát triển trang trại trong đô thị là một nhu cầu đỏi hỏi khách quan. Bởi vậy Nhà nước cần sớm ban hành quy định cho loại mô hình trang trại đặc thù này. Trước hết là quy định về tiêu chí phù hợp để chủ trang trại được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng.

Nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất là bảo vệ môi trường, sức khỏe của người dân trong khu dân cư. Làm trang trại mà ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sẽ gây lên bất ổn. Theo tôi trong đô thị chỉ nên phát triển trang trại trồng trọt hữu cơ, thủy canh. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thực phẩm sạch, an toàn; vừa đảm bảo an toàn môi trường, sức khỏe.

Cảm ơn luật sư!

Lê Chiên (thực hiện)

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan