Các chế độ sức khỏe đối với lao động nữ

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Mai Hương, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 7 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ như sau:

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.”

Như vậy, các chế độ chăm sóc sức khỏe mà lao động nữ được hưởng bao gồm các chế độ về khám sức khỏe phụ sản, thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh, và chế độ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thực trạng người lao động bị áp bức, bóc lột, đánh đập đang diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đang làm nghiệp vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, các bạn cùng theo dõi phần trao đổi của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trong chương trình Báo chí góc nhìn, phát trên kênh INFO TV.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan