Audio: Giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp

Nội dung bài viết

Nhiều hiểu biết sai về vấn đề tranh chấp lao động
Từ năm 1994 đến nay, Bộ luật Lao động đã được ban hành 2 lần vào năm 1994 (được sửa đổi 3 lần vào các năm 2002, 2006 và 2007) và năm 2012, nhưng Hội đồng Thẩm phán –Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành Nghị quyết nào hướng dẫn xét xử tranh chấp lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động của Chính phủ vẫn còn chung chung, chưa đầy đủ và thống nhất.
Hiện nay, việc xét xử tranh chấp lao động của các Thẩm phán phần lớn dựa vào việc tự nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của người đi trước, tham khảo ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương, cùng một số tài liệu rút kinh nghiệm và hướng dẫn riêng lẻ của Tòa án nhân dân Tối cao trong Hội nghị tổng kết hàng năm, v.v . . mặt khác, tại nhiều địa phương, các Tòa án cấp quận, huyện thường không phân công Thẩm phán chuyên xử án lao động, số lượng tranh chấp lao động ở mỗi đơn vị hàng năm không lớn, một số Thẩm phán cũng không thích xử án lao động, chưa tích cực nghiên cứu trau dồi kiến thức và kỹ năng giải quyết án lao động nên việc tự nghiên cứu chưa sâu, v.v . . .
Đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng xét xử án lao động trong thời gian qua. Chuyên mục Nhịp cầu an ninh tuần này sẽ cho các bạn cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng này, cũng như giải đáp thắc mắc của các quý thính giả xung quanh các quy định trong Luật lao động với sự tham gia tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần tư vấn về Giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp trên chuyên mục bạn và pháp luật kênh VOV1.

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan