Tư vấn luật đấu thầu mua sắm

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp hỏi: Chào Công Ty Luật SBLAW!

Chúng tôi là Công ty chuyên về Công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm.

Chúng tôi tạm gọi các bên liên quan như sau:

– Bên A: cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu

– Bên B: chủ đầu tư, người duyệt kinh phí cho Bên A để thực hiện gói thầu.

A và B đều là tổ chức do Nhà nước quản lý

 

Vấn đề như sau:

Hiện tại Công ty chúng tôi đang dự định thực hiện dự án về “Xây dựng Website”

cho bên A theo hình thức Chỉ định thầu rút gọn, giá thành ước tính là 369 triệu,

và trước đây Chúng tôi đã từng thực hiện một hợp đồng cho bản Demo của dự án này với bên A.

 

** Trường hợp 1:

* Theo Khoản 1, Điều 22, trang 17 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

Điều 22. Chỉ định thầu

  1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
  2. a) …..
  3. b) …..
  4. c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa

phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích

về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu

có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

  1. d) ……

đ) …….

  1. e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp

dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

* Theo Điều 54, trang 49 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại

Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

  1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,

dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp,

mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

  1. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

=> Như vậy Chúng tôi có thuộc điểm c hoặc điểm e của Khoản 1, Điều 22 của Luật đấu thầu số 43

và nằm trong hạn mức theo Khoản 1, Điều 54 của Nghị định 63 không? Và trường hợp này

Chúng tôi có được áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn hay không?

 

** Trường hợp 2:

Bên B cho rằng dự án này thuộc dự toán mua sắm thường xuyên và cắt bớt chức năng

để có giá trị dưới 200 triệu và áp dụng hình thức “Chào hàng cạnh tranh rút gọn”

 

*Theo Khoản 1, Điều 23 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

  1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo

quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật

được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

 

* Theo Điều 57, trang 18 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP :

Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

  1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định

tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

  1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại

Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng,

gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá

01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

 

* Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về nội dung mua sắm

thường xuyên có nội dung như sau:

“- Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm

và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành

(nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ

về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;”

 

=> Như vậy Dự án chúng tôi đang thực hiện thuộc thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng

vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và dưới 200 triệu đồng. Vì thế đủ điều kiện áp dụng

hình thức Chào hàng cạnh tranh rút gọn.

==>> Như vậy đối với dự án này khi giá thành dự toán là 369 triệu và khi dưới 200 triệu

thì công ty Chúng tôi và Bên A phải áp dụng hình thức là hợp lý? Và có thuộc 1 trong 2

hình thức Chỉ định thầu rút gọn hay Chào hàng cạnh tranh không?

Rất mong nhận được giải đáp sớm từ Quý công ty

Luật sư trả lời: Dưới đây, SB Law xin được đưa ra ý kiến trả lời như sau:

Hiện tại Công ty ty chị đang dự định thực hiện dự án về “Xây dựng website”.

Căn cứ Điều 46 Luật Đấu thầu 2013, và Khoản 5 Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, dịch vụ của Công ty chị sẽ thuộc nội dung mua sắm thường xuyên, cụ thể là dịch vụ công nghệ thông tin khác thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư dự án công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Lưu ý: Dịch vụ “xây dựng website” của Công ty chị không thuộc điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu do dịch vụ của Công ty chị không thuộc trường hợp “không thể mua được từ nhà thầu khác” hay “gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ”.

1. Về trường hợp chỉ định thầu:

Như đã xác định ở trên, Dịch vụ của Công ty chị thuộc nội dung mua sắm thường xuyên, không thuộc trường hợp các gói thầu cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa công, do đó Dịch vụ của Công ty chị không được áp dụng hạn mức theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP (là không quá 500 triệu đối với dịch vụ công hay không quá 01 tỷ đồng đối với mua sắm công)

(Theo khoản 39 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, thì “Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường, giao thông – vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.”)

Do đó, Căn cứ điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, và Khoản 2 Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, để được áp dụng chỉ định thầu, hạn mức giá trị của gói thầu của Công ty chị phải không quá 100 triệu đồng. Trường hợp của Công ty chị, dự toán thấp nhất là 200 triệu đồng cho gói dịch vụ này, vì vậy, vẫn sẽ không đủ điều kiện để được áp dụng Chỉ định thầu.

2. Về chào hàng cạnh tranh:

Căn cứ điểm b Điều 23 Luật Đấu thầu 2013, dịch vụ của Công ty chị thuộc trường hợp được áp dụng chào hàng cạnh tranh.

Theo Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, trường hợp giá trị của gói thầu Công ty chị không quá 200 triệu đồng, thì dịch vụ đó được áp dụng Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn. Trong trường hợp giá trị gói thầu trên 200 triệu và dưới 05 tỷ đồng, Công ty chị sẽ phải chuyển sang hình thức Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan